Phù tay voi ( hay còn gọi là phù bạch mạch) phát sinh khi cấu trúc của tuần hoàn bạch huyết bị mất chức năng hoặc tổn thương. Và chúng thường là tác dụng phụ phổ biến của việc điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Khi phù tay voi xảy ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn, các chi khó cử động và di chuyển, gây khó khăn trong sinh hoạt và giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh phù tay voi là gì ?
Bệnh phù tay voi còn gọi là phù bạch mạch, gây ra bởi tình trạng ứ đọng dịch bạch huyết. Nó thường xuất hiện ở cánh tay và chân của bạn, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các bộ phận khác trên cơ thể. Biểu hiện sưng ở các vị trí bị ảnh hưởng có thể khiến cho bạn đau đớn và hạn chế trong việc di chuyển, cử động tay, chân.
Bạch huyết là một chất lỏng trong suốt giàu protein thu thập từ các mô cơ thể, vận chuyển chất béo và protein từ ruột non, chúng di chuyển khắp cơ thể bạn trong các mạch bạch huyết. Chúng làm nhiệm vụ tìm kiếm vi khuẩn, vi rút, chất thải, độc tố và mang chúng đến các hạch bạch huyết của bạn. Các hạch bạch huyết sau đó sẽ lọc chất lỏng để đào thải các tạp chất ra khỏi cơ thể.
Phù tay voi (Phù bạch mạch) là một tình trạng lâm sàng phát sinh khi mất chức năng hoặc tổn thương cấu trúc của hệ thống mạch bạch huyết gây ra sự gián đoạn dòng chảy của bạch huyết.
Nguyên nhân phù tay voi là gì ?
Có hai loại nguyên nhân gây phù bạch mạch như sau:
- Phù bạch mạch thứ phát : Là một tình trạng phù tay voi phổ biến nhất, do sự tổn thương các mạch hoặc hạch bạch huyết của bạn. Phù bạch mạch thứ phát có thể được gây ra bởi: Nhiễm trùng, ký sinh trùng, ung thư hoặc xạ trị ung thư, phẫu thuật hoặc do chấn thương…
- Phù bạch mạch nguyên phát : Phù bạch huyết nguyên phát là một bệnh di truyền hiếm gặp gây ra bởi các vấn đề với sự phát triển của các mạch bạch huyết trong cơ thể. Xảy ra thường xuyên nhất ở phụ nữ. Nguyên nhân cụ thể của phù bạch huyết nguyên phát bao gồm các bệnh sau:
– Bệnh Milroy (bẩm sinh phù bạch huyết): Đây là một rối loạn di truyền bắt đầu trong giai đoạn trứng và gây ra dị tật của các hạch bạch huyết, dẫn đến phù bạch huyết.
– Bệnh Meige (phù bạch huyết praecox): Điều này thường gây ra rối loạn di truyền phù bạch huyết ở trẻ em hoặc xung quanh tuổi dậy thì, mặc dù nó có thể xảy ra ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30. Nó gây ra mạch bạch huyết hình thành mà không có các van giữ chất lỏng bạch huyết chảy ngược, gây khó khăn cho cơ thể hoạt động đúng dịch bạch huyết ở chân tay.
– Phù bạch huyết khởi phát muộn (phù bạch huyết buổi chiều): Điều này hiếm khi xảy ra và thường bắt đầu sau tuổi 35.
Các triệu chứng bạn thường thấy của chứng phù tay voi (Phù bạch mạch)?
Triệu chứng phổ biến nhất của phù tay voi là sưng ở một hoặc cả hai cánh tay hoặc chân. Biểu hiện sưng, có thể đến các ngón tay hoặc ngón chân, và chúng thường phát triển dần dần theo thời gian.
Lúc đầu, vị trí phù tay voi sẽ sưng, mềm. Theo thời gian, nó có thể trở nên dày đặc và xơ cứng hơn, và nó có thể làm cho làn da của bạn trông nổi hạt. Bạn cũng có thể bị đau, nặng nề cánh tay, chân hoặc phạm vi chuyển động hạn chế ở chi bị ảnh hưởng, điều này có thể khiến bạn khó tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động khác.
Theo thời gian, các triệu chứng này có thể dẫn đến các vấn đề khác bao gồm những đợt nhiễm trùng, và trong một số trường hợp hiếm gặp là ung thư sẽ xảy ra. Nếu biểu hiện sưng ở cánh tay hoặc chân của bạn không biến mất, bạn nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA PHÙ TAY VOI (PHÙ BẠCH MẠCH)
4 giai đoạn phù bạch mạch ở chân
- Giai đoạn sớm (giai đoạn 0): Dễ điều trị
Một cơ thể khỏe mạnh có thể dễ dàng duy trì tải trọng bạch huyết của cơ thể, bao gồm protein, nước, tế bào và chất béo. Tuy nhiên, nếu các mạch, hạch bạch huyết bị tổn thương một phần do xạ trị hoặc do phẫu thuật điều trị ung thư, khả năng xử lý khối lượng tăng thêm của cơ thể sẽ bị giảm. Điều này được gọi là phù bạch mạch giai đoạn sớm. Khả năng vận chuyển bị giảm, tạo tiền đề cho sự quá tải của hệ bạch huyết. Ở giai đoạn này, phù bạch mạch dễ hồi phục và dễ điều trị.
Các triệu chứng ban đầu của phù bạch mạch là sưng kín đáo hoặc cảm giác đầy ở một chi, thường đi kèm với sự khó chịu ở mức độ thấp và đôi khi có thể đau nhẹ. Bạn có thể thấy khó khăn hoặc thắt chặt khi mặc quần áo.
- Giai đoạn đầu (giai đoạn I): Phù ấn lõm, phù bạch mạch có thể phục hồi
Nếu giai đoạn sớm bị bỏ qua hoặc không được điều trị, phù ấn lõm có thể xảy ra. Đây có thể xem như là giai đoạn đầu tiên của phù bạch mạch, còn được gọi là phù bạch mạch đảo ngược. Ở giai đoạn này bệnh nhân có biểu hiện phù nhẹ, mềm ấn lõm không xơ hóa, lâm sàng thấy giảm sưng nề rõ khi nâng cao chi.
- Giai đoạn thứ hai (giai đoạn II): Phù bạch mạch không phục hồi tự nhiên
Tiến triển của phù ấn lõm và bắt đầu xơ hóa mô liên kết xảy ra trong giai đoạn thứ hai của phù bạch mạch, hoặc phù không hồi phục tự nhiên. Da xơ cứng lại và không còn hồi phục khi thức dậy. Khi dùng tay ấn vào da, vết lõm sẽ vẫn còn và không khôi phục lại trạng thái ban đầu. Ở giai đoạn này không giảm sưng nề khi nâng cao chi. Bệnh nhân thường có dấu hiệu Stemmer dương tính: vùng da mặt lưng ngón tay, ngón chân không thể kéo lến hoặc kéo lên rất khó khi so sáng với vùng da ở chi bình thường. Nhiễm khuẩn da thường hay gặp ở giai đoạn này do bị giảm miễn dịch để đáp ứng với vi khuẩn và mảnh vụn dị vật. Nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến các kênh bạch mạch làm gia tăng cung lượng bạch huyết do đáp ứng viêm và giảm khả năng lưu thông bạch mạch.
- Giai đoạn thứ ba (giai đoạn III): Phù tay voi
Giai đoạn ba phù bạch mạch, phù tay voi xảy ra. Tại thời điểm này, bệnh đã tiến triển đến mức thay đổi da vĩnh viễn. Rất khó để nắm lấy da của khu vực bị ảnh hưởng bằng hai ngón tay vì biểu hiện sưng căng cứng của chúng. Các dấu hiệu xơ hóa nặng nề, tăng thể tích và các những biến đổi ở da như tạo nhú sần sùi, nang hóa, có đường dò và dày sừng. Các nếp gấp da sâu hơn ở cổ tay và cổ chẩn, bệnh nhân không có hoặc ít ấn lõm và dấu hiệu Stemmer trở nên nổi trội hơn. Sự tái phát nhiễm khuẩn ở da, ở móng do vi khuẩn và do nấm thường hay gặp ở giai đoạn này
4 giai đoạn phù bạch mạch ở tay
Chuẩn bị trước khi điều trị bệnh phù tay voi:
Trước khi điều trị phù tay voi, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật Tạo hình. Người sẽ trực tiếp điều trị cho bạn.
Bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tình trạng phù tay voi của bạn.
Bạn nên thảo luận với bác sĩ điều trị về : Lịch sử y tế của bạn, các bệnh lý, chấn thương, phẫu thuật đã điều trị trước đó hoặc các bệnh lý hiện có của bạn. Bạn cũng nên cung cấp cho bác sĩ về những thói quen trong ăn uống hoặc sinh hoạt của bạn như việc thay đổi lối sống tiêu cực gần đây, những loại thuốc hoặc thảo dược, vitamin mà bạn đang uống….
Bạn có thể trao đổi với bác sĩ những mong muốn về kết quả điều trị có thể đạt được. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất dành cho bạn.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHÙ TAY VOI:
Nếu bạn có nguy cơ bị phù tay voi (phù bạch mạch), bác sĩ chuyên khoa tạo hình tại Bệnh viện Bình Dân có thể chẩn đoán phù bạch mạch dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng của bạn.
Ngoài ra, Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm để xem xét hệ thống bạch huyết của bạn. Bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Chụp MRI bạch mạch
- Siêu âm Doppler mạch máu chi
- Chụp phóng xạ hệ thống bạch huyết của bạn (lymphoscintigraphy).
Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng phù tay voi của bạn mà bác sẽ sẽ yêu cầu bạn áp dụng một số phương pháp điều trị tập trung sau :
1. Điều trị nội khoa : Áp dụng trong giai đoạn còn rất sớm hoặc kết hợp với phẫu thuật để điều trị phù bạch mạch.
– Chăm sóc da móng : Duy trì cấu trúc da mềm mại và chống nhiễm khuẩn, bảo đảm chi không có vết cắt,vết trầy xước, những khu vực bị kích ứng hoặc những dấu hiệu nhiễm trùng nào khác. Bệnh nhân cần được giáo dục cách tự chăm sóc da và móng trong giai đoạn điều trị để áp dụng trong giai đoạn duy trì.
– Quần áo nén, tất nén: Loại quần áo nén bằng vải chuyên dùng này giúp tạo áp lực lên các chi bị ảnh hưởng để giúp dịch bạch huyết bị ảnh hưởng của bạn lưu thông dễ dàng hơn.
– Thiết bị nén bơm hơi (máy nén ép trị liệu): Các ống nén này được gắn vào một máy bơm tự động bơm liên tục hoặc ngắt quãng, chúng tạo áp lực lên tay, chân giúp tăng cường lưu thông bạch huyết.
– Tập thể dục: Các bài tập nhẹ nhàng có thể thúc đẩy dẫn lưu bạch huyết và tăng cường các chi bị ảnh hưởng của bạn. Các bài tập không nên vất vả hoặc làm bạn mệt mỏi mà nên tập trung vào sự co thắt nhẹ nhàng của các cơ ở tay hoặc chân. Bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên sẽ hướng dẫn cho bạn các bài tập vật lý trị liệu cần thiết để điều trị.
Tập vật lý trị liệu đúng cách có thể giảm các triệu chứng của bệnh phù tay voi
– Băng nén: Tay và chân nơi bị phù bạch mạch sẽ được quấn băng thun giãn có thể giúp đẩy ngược dịch bạch huyết về gốc chi. Bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên viên sẽ băng bó trị liệu cho bạn.
– Massage dẫn lưu bạch huyết: Một kỹ thuật massage đặc biệt gọi là dẫn lưu bạch huyết thủ công có thể giúp tăng cường dòng chảy của bạch huyết ra khỏi cánh tay hoặc chân của bạn. Và các phương pháp điều trị massage khác nhau có thể có lợi cho những người bị ung thư. Nhưng bạn cần lưu ý, Massage không dành cho tất cả mọi người. Tránh xoa bóp nếu bạn bị nhiễm trùng da, cục máu đông hoặc các bệnh hoạt động ở các khu vực thoát bạch huyết có liên quan.
Liệu pháp chống sung huyết hoàn toàn (CDT) :
Bao gồm 4 bước : Chăm sóc da móng, massage dẫn lưu bạch huyết bằng tay, băng ép (quần áo tất nén, băng nén hoặc máy nén ép trị liệu) và thể dục liệu pháp. Chống chỉ định tương đối của liệu pháp chống xung huyết là tăng huyết áp, liệt, đái đường, hen phế quản, chống chỉ định chung gồm nhiễm trùng cấp, có biểu hiện huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc suy tim xung huyết.
2. Điều trị ngoại khoa : Bao gồm
- Phẫu thuật giảm nhẹ: Giúp giải quyết tạm thời tình trạng tăng kích thước của chi phù, không giải quyết được tình trạng tắc mạch bạch huyết. Hiện tại hạn chế sử dụng.
Phẫu thuật giảm nhẹ
- Phẫu thuật sinh lý: Giúp tái lập lại sự lưu thông của hệ thống mạch bạch huyết. Phổ biến hiện nay là phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch – tiểu tĩnh mạch và phẫu thuật ghép hạch (hay chuyển vạt hạch có cuốn nuôi). Đây là 2 phẫu thuật được lựa chọn ở các trung tâm lớn trên thế giới, 2 phẫu thuật này đã được thực hiện tại Bệnh viện Bình Dân trong thời gian qua và cho thấy kết quả tốt.
Phẫu thuật sinh lý: Nối bạch mạch – tĩnh mạch hoặc ghép hạch
Cách chăm sóc và ngăn ngừa bệnh phù tay voi như thế nào?
Bạn nên giữ tay hoặc sưng phù ở vị trí càng cao càng tốt. Đặc biệt bảo vệ da của bạn khỏi bị tổn thương và giữ cho da và khu vực bị ảnh hưởng của bạn luôn sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, bôi kem dưỡng da hàng ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da.
Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, giảm các sản phẩm nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh. Tập thể dục hàng ngày để giúp cho cơ thể khỏe mạnh và giải phóng năng lượng tiêu cực trong cơ thể. Hạn chế căng thẳng bằng cách đi dạo, học yoga, bơi lội, hoặc thiền. Và quan trọng là bạn nên ngủ đủ giấc. Việc chăm sóc cơ thể và giữ cho cơ thể cũng như tinh thần bạn luôn khỏe mạnh sẽ giúp bạn phục nhanh chóng hơn khi điều trị.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nếu bạn còn băn khoăn hoặc muốn biết thêm chi tiết:
Tiến sĩ – Bác sĩ NGUYỄN VĂN PHÙNG
724 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090.27.27.138