Close

Hỏi & đáp những câu hỏi thường gặp về phù bạch mạch (Phần 2)

Tại sao hệ thống bạch mạch lại quan trọng đối với cơ thể?

Vận chuyển chất lỏng là một trong những thành phần rất quan trọng, nhưng nhiều người không nhận ra rằng hệ thống bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch. Nó thực hiện chức năng “trao đổi miễn dịch”, theo đó quá trình các tế bào chống nhiễm trùng có thể được huy động đến các mô cần hỗ trợ.

Khi hệ thống bạch huyết bị tổn thương do phẫu thuật, chấn thương hoặc phát triển không đúng cách, bộ phận bị ảnh hưởng của cơ thể dễ bị nhiễm trùng tái phát do cơ chế giám sát bị lỗi.

Là một người sống sót sau ung thư vú, tôi có nguy cơ mắc bệnh phù bạch mạch không?

Theo các ước tính, rủi ro và nguy cơ khác nhau, sau phẫu thuật ung thư vú có 50% nguy cơ phát triển phù bạch mạch. Ngày nay, những bệnh nhân được bóc tách hạch nách có nguy cơ mắc bệnh suốt đời là 15-25%. Đối với những người mà phẫu thuật chỉ giới hạn trong kỹ thuật hạch trọng điểm, không có tia xạ trị bổ trợ, nguy cơ mắc bệnh là khoảng 6%.

Phẫu thuật ảnh hưởng đến nguy cơ phù bạch huyết của tôi như thế nào?

Rủi ro chủ yếu liên quan đến việc cắt bỏ hạch bạch mạch. Những người vừa cắt bỏ khối u, hoặc các can thiệp phẫu thuật khác, có nguy cơ thấp đến mức không thể ước tính được. Chỉ riêng kỹ thuật loại bỏ hạch được sử dụng cho khoảng 40% bệnh nhân ung thư vú hiện nay. Kỹ thuật hạch trọng điểm được định nghĩa là loại bỏ không quá bốn hạch bạch huyết, trong đó rủi ro là khoảng 6%. Nếu bạn bị loại bỏ nhiều hơn bốn hạch bạch huyết, nguy cơ sẽ tăng lên 15% đến 25%.

Xạ trị có làm tăng nguy cơ phù bạch mạch không?

Có, bức xạ có thể làm tổn thương hệ thống bạch huyết tương đương với phẫu thuật, ngay cả khi phẫu thuật không được thực hiện. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các phẫu thuật khác nhau, không phải tất cả các liệu pháp xạ trị đều giống nhau. Nói chung, xạ trị gây ra rủi ro gần tương đương với việc bóc tách hạch bạch huyết ở nách và làm tăng nguy cơ liên quan đến phẫu thuật nếu thực hiện cả hai phương pháp điều trị.

Nếu tôi đã cắt bỏ hạch dưới một cánh tay, tôi có phải lo lắng về việc nổi hạch ở các vùng khác trên cơ thể không?

Không. Hệ thống bạch huyết có ở khắp cơ thể, nhưng phù bạch mạch là một bệnh vùng chỉ ảnh hưởng đến phần cơ thể bị phẫu thuật hoặc xạ trị.

Tôi có phải lo lắng về nguy cơ phù bạch mạch cả đời không?

Hãy cảnh giác và cẩn thận là những gì chúng tôi khuyên bạn. Nói một cách tích cực, nguy cơ chính đối với sự phát triển phù bạch mạch là trong năm đầu tiên sau phẫu thuật và xạ trị, khi 90% các trường hợp xảy ra. Đến cuối năm thứ 3, 95% các trường hợp sẽ xuất hiện. Nếu bạn không bị phù bạch mạch sau 3 năm cảnh giác, nguy cơ vẫn còn, nhưng nó khá nhỏ.

Nếu bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp và sử dụng biện pháp giám sát thích hợp, rủi ro có thể được duy trì ở mức nhỏ nhất có thể.

Tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư có cải thiện được nguy cơ?

Về lâu dài, tập thể dục rất có lợi, điều quan trọng là bạn phải cho cơ thể đủ thời gian để chữa bệnh và không thúc ép việc tập luyện quá sớm. Điều này không có nghĩa là bệnh nhân không nên vận động vai quá tích cực, vì phụ nữ cũng dễ bị ‘đông cứng vai’ sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú. Tuy nhiên, đừng thúc ép hoạt động thể chất cho đến khi cơ thể sẵn sàng thực hiện.

Trong ba đến bốn tuần đầu tiên, điều quan trọng là phải duy trì trạng thái tương đối không hoạt động và sau đó, cố gắng trở vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng và tích cực hơn dần dần.

Và tập thể dục trong quá trình xạ trị có thể giúp ích gì trong việc ngăn ngừa phù bạch mạch?

Mặc dù thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số biểu hiện viêm nhất định trong quá trình xạ trị. Và điều quan trọng là bạn nên tránh tác động quá mức đến hệ thống hạch bạch huyết. Do đó, bạn không nên vội vàng tập luyện, chỉ đi lại, vận động nhẹ nhàng là hợp lý.

Tôi có nên sử dụng cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng của tôi cho các hoạt động thường ngày?

Lời khuyên cho bạn là NÊN. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hoạt động thể chất làm tăng lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ hình thành bạch huyết ở cánh tay hoặc chân. Bạn không nên thúc đẩy hệ thống bạch huyết “vượt quá giới hạn”. Bạn có thể nhận biết bằng khả năng hay ngưỡng hoạt động của mình, bạn có thể nhẹ nhàng mở rộng giới hạn của mình theo thời gian, có thể, bằng cách sử dụng quần áo nén loại I trong các hoạt động được cho là căng thẳng về thể chất.

Tôi đã sống sót sau phẫu thuật ung thu vú và hóa trị liệu, và tôi cũng phát triển phù bạch mạch. Rất khó khăn khi tôi đã sống với vết thương sưng phù, phải mặc áo dài tay, và hạn chế các hoạt động của mình. Tôi phải làm gì để có thể cải thiện tình trạng của mình để thoải mái hơn?

Trước tiên, chúng tôi xin chúc mừng vì bạn đã vượt qua của tử và sống sót. Nhưng sẽ thật không dễ dàng khi bạn phải đối phó với những vấn đề mà phù bạch mạch gây ra. Nó có vẻ như là hình phạt thứ hai sau tất cả những gì bạn phải chịu đựng để giành giựt lại sự sống của bạn từ ung thư vú. Thật không may, không có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này của bạn. Điều quan trọng chúng tôi muốn khuyên bạn là bạn nên cố gắng giữ cuộc sống bình thường nhất có thể, mạnh mẽ, tích cực và lạc quan khi đối mặt với sự hiện diện của phù bạch huyết và những yêu cầu bất tiện trong việc điều trị chúng.

Bạn nên nói chuyện với những chuyên gia, bác sĩ điều trị phù bạch huyết của bạn về những liệu pháp giảm tải các triệu chứng để giúp bạn luôn thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. Giữ tinh thần lạc quan là điều kiện cần để giúp bạn “sống chung với bệnh tật”.

Sống sót sau ung thư vú, tôi vẫn thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, mặc dù tôi chưa phát triển phù bạch mạch. Nhưng tôi lo sợ sự vận động của tôi có nguy cơ dẫn đến phù bạch mạch. Bạn có lời khuyên nào dành cho tôi?

Lời khuyên chân thành của tôi là một khi bạn là người sống sót sau căn bệnh ung thư, bạn phải tận hưởng món quà của cuộc sống. Đúng là trên nguyên tắc, bạn sẽ có nguy bị phù bạch huyết xuất hiện (chỉ ở những người có nguy cơ mắc bệnh, hoặc trở nên tồi tệ hơn ở những người đã mắc bệnh này).

Tuy nhiên, với các biện pháp phòng ngừa thích hợp, những rủi ro đó là khá nhỏ. Điều quan trọng là bạn nên tham gia các môn thể dục thể thao không quá căng thẳng hoặc nặng nhọc và đừng quên sử dụng trang phục bảo hộ khi tham gia luyện tập. Điều rất quan trọng không kém là bạn phải duy trì giám sát những thay đổi ở chi có nguy cơ.

Đề phòng nhiễm trùng khi có vết rạn trên da và bạn nên đi khám sớm nếu thấy có thay đổi bất thường.

Khi bạn ra ngoài trời, hãy mặc áo chống nắng vì cháy nắng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phù bạch mạch. Khi bạn đang làm việc trong nhà bếp, hãy cẩn thận. Khi bạn ở trong vườn, hãy cẩn thận và đeo găng tay nếu có khả năng bị chấn thương da. Nhưng bạn muốn nâng vật gì đó nặng thì cứ nâng nhưng đừng quá sức hoặc quá thường xuyên. Những gì bạn muốn làm, hãy làm. Và nơi bạn muốn đi, hãy đi. Chỉ cần cẩn thận.

Phù bạch mạch được phát hiện và điều trị càng sớm thì càng hiệu quả và tránh được nguy cơ phải sống chung với chúng.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp nếu bạn còn băn khoăn hoặc muốn biết thêm chi tiết:

Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Phùng
724 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090.27.27.138

Nguồn tài liệu:

The Lymphatic Education & Research Network (LE&RN), MASSACHUSETTS GENERAL HOSPITAL.

https://lymphaticnetwork.org