Close

Ngoại khoa

Phẫu thuật cho phù bạch huyết có thể thích hợp khi các biện pháp điều trị không phẫu thuật không đủ để kiểm soát các triệu chứng của phù bạch huyết. Các phương pháp phẫu thuật điều trị phù bạch mạch có thể chia thành 2 nhóm: Phẫu thuật giảm nhẹ và phẫu thuật sinh lý.

Phẫu thuật giảm nhẹ:  là phương pháp giúp làm giảm thể tích chi bị phù bằng cách cắt bỏ hoặc hút mỡ, phương pháp này ngày nay ít sử dụng vì không giải quyết được tình trạng ứ đọng bạch huyết và có thể để lại sẹo xấu (cắt bỏ).

Phẫu thuật sinh lý: bao gồm các phẫu thuật nhằm lập lại sự lưu thông của dòng bạch huyết bằng cách tạo ra các kênh mới để tăng công suất của hệ thống bạch huyết: phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch – tĩnh mạch, bắc cầu bạch mạch vùng phù sang vùng bạch mạch bình thường, ghép bạch mạch. Phẫu thuật nối bắc cầu bạch mạch – tiểu tĩnh mạch là phẫu thuật sử dụng kỹ thuật “siêu vi phẫu” để tạo những miệng nối giữa đầu xa của hệ thống bạch mạch với các tĩnh mạch nhỏ liền kề.

  • Phẫu thuật nối bạch mạch – tiểu tĩnh mạch: Áp dụng cho các bệnh nhân ở giai đoạn sớm (I, II). Qua 2-3 vết rạch nhỏ trên chi phù, Bác sĩ sẽ bóc tách các mạch bạch huyết ở ngoại vi và các tĩnh mạch nhỏ, sau đó tiến hành khâu nối mạch bạch huyết với tiểu tĩnh mạch qua kính hiển vi điện tử. Kiểm tra thông nối và đóng vết mổ.
  • Phẫu thuật ghép hạch: Bác sĩ sẽ lấy vạt da mỡ kèm hạch bạch huyết ở các vị trí như bẹn, dưới hàm, thành ngực ngoài… kèm với cuống mạch máu nuôi dưỡng. Sau đó vạt hạch sẽ được chuyển đến ghép ở chi phù, nối cuống mạch vạt với mạch máu tại nơi tiếp nhận dưới kính hiển vi điện tử. Khâu cố định vạt và đóng vết mổ nơi cho vạt.
Tiến sĩ – Bác sĩ NGUYỄN VĂN PHÙNG
724 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090.27.27.138